TƯ VẤN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Thủ tục thành lập công ty

 
Cập nhật: 16:25 Ngày 04/01/2018
Bạn đang muốn thành lập công ty để bắt đầu khởi nghiệp? Bạn đang mơ hồ về các bước quy trình, thủ tục thành lập công ty ( trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, 2 thành viên, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân). Bạn chưa biết muốn mở công ty/ doanh nghiệp ( tnhh 1 thành viên/ 2 thành viên, cổ phần, tư nhân) mới cần phải làm những gì?  Bắt đầu từ đâu?
Luật Blue  tự hào là đơn vị tư vấn pháp luật kinh doanh hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ thành lập công ty và hỗ trợ Doanh nhân khởi nghiệp. Với uy tín và năng lực của mình chúng tôi tin tưởng rằng sẽ mang đến cho Quý Doanh nhân một sự khởi đầu tốt nhất, chi phí hợp lý nhất, đảm bảo an toàn pháp lý cao nhất khi công ty được ra đời cũng như trong quá trình hoạt động.

Tham khảo==> Dịch vụ thành lập công ty tại Nghệ An
 
Hình minh họa

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết để lập hồ sơ thành lập công ty

Các loại hình công ty Quý doanh nhân có thể lựa chọn thành lập bao gồm:
 
- Công ty TNHH một thành viên (chỉ cần duy nhất một người đã đủ điều kiện thành lập công ty TNHH có đầy đủ tư cách pháp nhân và chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp);
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên (Tối thiểu cần có 02 thành viên và tối đa là 50 thành viên);
- Công ty cổ phần (Tối thiểu có 3 cổ đông và không hạn chế số lượng cổ đông). Ưu điểm sau này có thế tham gia thị trường chứng khoán nhưng cơ cấu tổ chức khá phức tạp;
- Công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân
- Công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần đều chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn mà các thành viên góp vốn, cổ đông góp vốn nên hạn chế rủi ro cho chủ sở hữu công ty.

Xác định vốn điều lệ để đưa ra kinh doanh.
Thuế môn bài áp dụng đối với công ty thành lập trong năm 2018 như sau:
Bậc thuế Vốn điều lệ đăng ký Trên 10 tỷ đồng là 3.000.000 đồng, từ 10 tỷ đồng trở xuống 2.000.000 đồng

Lựa chọn đặt tên công ty:
Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố là loại hình doanh nghiệp và Tên riêng. tốt nhất bạn lên lựa chọn đặt tên công ty ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm
 Tên công ty không được trùng lắp hoàn toàn với các công ty đã thành thành lập trước đó (áp dụng trên toàn quốc) được quy định tại Điều 42 của Luật doanh nghiệp 2014. Để xác định tên công ty mình dự kiến đặt có bị trùng với những công ty khác  hay không, bạn có thể truy cập vào vào dangkykinhdoanh.gov.vn để kiểm tra.

Xác định ngành nghề kinh doanh mà công ty dự kiến kinh doanh.
 
Bạn cần tìm hiểu xem ngành nghề kinh doanh có cần điều kiện hay không (điều kiện về giấy phép con, điều kiện về vốn pháp định…)
 
Xác định địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty.
 
Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Nếu công ty thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian 06 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.

Xác định chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty.

Bước 2: Tiến hành thủ tục soạn và nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp mới
Tóm tắt quy trình
- Tiến hành thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư;
- Tiến hành khắc dấu và thông báo về việc sử dụng mẫu con dấu với cơ quan nhà nước;
- Tiến hành đăng công bố thông tin thành lập doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
- Tiến hành đăng ký kê khai thuế ban đầu với cơ quan quản lý thuế của quận trong thời gian không quá 10 ngày kể từ khi nhận được giấy phép đăng ký kinh doanh;
- Nếu muốn kê khai thuế qua mạng thì bạn phải mua chữ ký số điện tử và mở tài khoản ngân hàng cho công ty;
- Treo biển công ty tại địa chỉ trụ sở chính;
 
Hồ sơ thành lập công ty
- Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp.
- Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;
- Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên, cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:
  + Đối với cá nhân: Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;
  + Đối với tổ chức: Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của - Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;
- Quyết định góp vốn đối với thành viên công ty, cổ đông công ty là tổ chức;
- Tài liệu khác trong các trường hợp đặc biệt

Hướng dẫn nộp hồ sơ
 
Khi tiến hành thủ tục đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp có thể thực hiện theo 03 cách sau đây:
 
Nộp trực tiếp
1. Bạn tiến hành soạn thảo hồ sơ đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật và nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh ở các tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở công ty. Hồ sơ đăng ký kinh doanh của các loại hình công ty khác nhau cũng khác nhau và các bạn có thể xem chi tiết ở phía trên.
2. Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày bạn nộp hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh có trách nhiệm thông báo kết quả cho bạn. Nếu hồ sơ hợp lệ thì bạn sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nếu không, bạn sẽ nhận được thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do và hướng dẫn các yêu cầu chỉnh sửa hoặc bổ sung, sau đó bạn nộp lại hồ sơ và tiếp tục chờ đợi.
Các bạn có thể nhận kết quả trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh hoặc thông qua dịch vụ chuyển phát của bưu điện. Khi nhận được giấy phép đăng ký kinh doanh phải kiểm tra cẩn thận. Nếu có nhầm lẫn hoặc sai sót phải thông báo ngay cho cơ quan ĐKKD để điều chỉnh.
 
Sử dụng chữ ký số công cộng
 
1. Trước tiên, cá nhân/tổ chức thành lập công ty phải tiến hành đăng ký tài khoản trên trang web: https://dangkykinhdoanh.gov.vn
2. Khi đã có tài khoản, công ty tiến hành việc nộp Hồ sơ qua tài khoản và sử dụng chữ ký số Công cộng để ký.
Bạn phải khai báo chính xác các trường thông tin theo mẫu trên trên trang đăng ký kinh doanh. Việc nhập thông tin, tải lên các tài liệu (định dạng PDF), thực hiện ký số vào hồ sơ và nộp lệ phí các bạn thực hiện theo đúng quy trình được hướng dẫn trên website.
3. Sau khi hoàn tất việc nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh qua email dưới định dạng file PDF.
Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông tin sang cơ quan quản lý thuế để tự động tạo mã số thuế cho doanh nghiệp. Sau khi nhận được mã số từ cơ quan thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh
 
1. Trước tiên, bạn phải tiến hành đăng ký tài khoản trên website Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Sau đó gửi yêu cầu cấp Tài khoản đăng ký kinh doanh trên website này.
2. Sau khi có tài khoản, bạn tiến hành nhập thông tin, tải lên các giấy tờ cần thiết (định dạng PDF) và xác thực việc nộp hồ sơ ĐKKD qua mạng điện tử theo hướng dẫn trên website Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
3. Sau khi hoàn thành việc nộp hồ sơ, bạn sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua email (là 1 file PDF).
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo về việc yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ qua email của bạn. Doanh nghiệp thực hiện lại bước 2.
Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành chuyển thông tin sang cơ quan quản lý thuế để tạo mã số thuế doanh nghiệp. Việc tạo mã số thuế được hệ thống tạo tự động trên cơ sở dữ liệu. Sau khi nhận được mã số thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo về hồ sơ hợp lệ qua email cho bạn (là 1 file PDF).
4. Sau khi nhận được email thông báo hồ sơ hợp lệ, bạn tiến hành nộp hồ sơ bản giấy kèm theo giấy biên nhận hồ sơ và giấy thông báo hồ sơ hợp lệ lên cơ quan đăng ký kinh doanh (có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện).
5. Sau khi nhận được hồ sơ bản cứng, Cơ quan Đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành đối chiếu các đầu mục giấy tờ với hồ sơ doanh nghiệp đã nộp online. Kết quả xử lý hồ sơ sẽ được gửi về email của bạn.
Nếu hồ sơ trùng khớp thì bạn sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Nếu hồ sơ không trùng khớp thì bạn phải nộp lại hồ sơ bản cứng với các thông tin chính xác so với hồ sơ online (bước 4).
Thực tế cho thấy, việc nộp hồ sơ trực tiếp tại phòng ĐKKD được các doanh nghiệp áp dụng nhiều hơn. Bởi ưu điểm là bạn sẽ được các chuyên viên xử lý hồ sơ hướng dẫn và yêu cầu sửa đổi, bổ sung tại chỗ khi có sai sót.
Tuy nhiên việc nộp hồ sơ online sẽ trở thành xu hướng tất yếu nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức đi lại cho doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những điểm nổi bật trong chủ trương cải cách các thủ tục hành chính mà nước ta đang nỗ lực thực hiện.

Khắc dấu và công bố mẫu dấu
Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:
- Tên doanh nghiệp;
- Mã số doanh nghiệp.
Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định.

Công bố  nội dung đăng ký doanh nghiệp
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp doanh nghiệp phải thực hiện công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 3: Thủ tục sau khi thàn lập công ty
 
Khi bạn có trong tay giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là có thể bắt đầu các hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên như vậy là chưa đủ, còn rất nhiều việc khác mà một công ty mới cần phải làm:
 
1.Mở tài khoản ngân hàng
2.Nộp tờ khai và thuế môn bài
3.Treo biển hiệu công ty
4. Mua chữ ký số điện tử
5. Nộp đơn đề nghị đặt in hóa đơn GTGT

Mọi vấn đề vướng mắc về thủ tục thành lập công ty, quý vị hãy liên hệ ngay luật Blue để được chuyên gia tư vấn miễn phí